Hầu hết nhiều người bị ngứa, nổi mề đay, mất ngủ, đau đầu thì hay nghĩ tới nguyên nhân là bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài như thực phẩm, bụi bẩn, lông chó, hóa chất mà không nghĩ đến nguyên nhân có thể mắc phải là bị nhiễm ký sinh trùng GIUN SÁN, đặc biệt là sán chó.
Xét nghiệm Giun Sán ở đâu? Phòng khám Đa Khoa Sysmed Phù Đổng
Giun Sán khi đi vào cơ thể người sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhờ vào xét nghiệm Giun Sán sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh.Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ những dấu hiệu liên quan đến giun sán ký sinh trong cơ thể bệnh nhân, sẽ yêu cầu xét nghiệm Giun Sán để kiểm tra.
Đây là phương pháp giúp biết chính xác tình trạng bệnh nhân có nhiễm giun sán hay không. Tuy nhiên, khi nhắc đến xét nghiệm này, nhiều người vẫn còn khá mơ hồ vì không biết xét nghiệm này được thực hiện như thế nào?
Giun sán là gì?
Giun sán là động vật đa bào, chúng phải ký sinh vào cơ thể vật chủ để tồn tại, trong đó cơ thể động vật và con người nhất là ở đường tiêu hoá là môi trường lý tưởng cho ký sinh trùng như: Ruột non, ruột già, tá tràng, hậu môn...
Bên cạnh đó, giun gián có thể ký sinh lạc chỗ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh như: Phổi, mắt, tim, cơ và một số bộ phận khác. Khi những loại giun sán này bước vào giai đoạn trưởng thành sẽ có kích thước lớn, điển hình là giun đũa có chiều dài lên đến 15 – 30cm.
Giun sán ký sinh trong cơ thể người gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm giun sán ở nước ta tương đối cao, trong đó tỷ lệ nam giới nhiễm giun sán thường cao hơn nữ giới.
Giun Sán có những loại nào?
Nhiễm giun sán bao gồm 2 loại chính là:
- Giun sán kí sinh trong thành ruột của người bệnh.
- Giun sán ký sinh ngoài ruột như ở các cơ quan nội tạng hoặc cũng có thể là trong máu.
Bên cạnh việc tìm hiểu xét nghiệm giun sán, rất nhiều người quan tâm về vấn đề tại sao nước ta lại có tỷ lệ nhiễm giun sán cao như vậy.
Nguyên nhân gây Giun Sán
Về nguyên nhân gây giun sán thường xuất phát từ 2 lý do chính như sau:
- Điều kiện khí hậu ở Việt Nam có tính chất nhiệt đới nóng ẩm gió mùa sẽ là điều kiện thuận lợi để cho các loại giun sán sinh sôi phát triển mạnh.
- Những thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ, khi con người ăn vào sẽ rất dễ bị mắc bệnh, kể cả nhiễm giun sán.
Những triệu chứng cần Xét Nghiệm Giun Sán
Do giun sán có rất nhiều loại khác nhau và cơ quan trong cơ thể người nơi chúng ký sinh không giống nhau nên theo đó biểu hiện cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, những dấu hiệu mà người bệnh nên chú ý đến là:
Đau bụng: Đau bụng là dấu hiệu điển hình nhất khi bị giun sán. Nếu như bạn có cảm giác đau bụng kéo dài không thuyên giảm. Tốt nhất, nên đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng, xét nghiệm giun sán để biết chính xác liệu mình có bị giun sán hay nguyên nhân khác.
Sụt cân: Khi giun sán ký sinh trong cơ thể, chúng sử dụng chất dinh dưỡng từ thức ăn chúng ta ăn mỗi ngày. Vì thế, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng sụt cân, bị đau bụng trong thời gian dài.
Đi ngoài ra máu: Khi những vết loét tổn thương trong ruột hình thành do giun sán gắn mình vào thành ruột rồi nằm bất động ở đó, người bệnh có thể bị đi ngoài ra máu. Nếu không phải giun sán gây ra, nhưng khi bị đi ngoài ra máu kéo dài bạn cũng cần đi thăm khám vì rất có thể là những vấn đề đường tiêu hoá khác cần điều trị sớm.
Nôn và buồn nôn: Khi ăn những đồ sống, tái như gỏi cá, đồ ăn chưa nấu chín kỹ sẽ làm tăng nguy cơ bị giun sán và gây ra những triệu chứng như khó tiêu, buồn nôn. Bên cạnh đó, việc không rửa tay sạch sẽ, các loại rau ăn sống chưa rửa kỹ cũng là những nguyên nhân khiến tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.
Mệt mỏi: Đau dạ dày, nôn mửa và tiêu chảy là những biểu hiện điển hình khi bị nhiễm giun sán mà người bệnh cần chú ý. Tình trạng này kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất tập trung. Vì thế, uống thuốc giảm đau không phải là cách tốt nhất do chỉ là tạm thời, tốt nhất bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng này.
Thiếu chất dinh dưỡng: Do giun sán sẽ hấp thụ một lượng lớn chất dinh dưỡng từ thức ăn, nên khi số lượng giun sán tăng cao đồng nghĩa với chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể càng thấp đi. Không những vậy, có một số loại giun như giun tóc, giun móc còn hút máu người để tồn tại gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng.
Gây độc cho cơ thể: Những chất độc hay chất thải được tiết ra từ giun sán sẽ có thể chuyển hoá và gây ra tình trạng nhiễm độc cơ thể với những biểu hiện là mất ngủ, chán ăn, buồn nôn.
Tác hại cơ học: Khi giun móc, giun tóc bám chặt vào niêm mạc ruột lâu dài sẽ gây viêm loét ruột. Thậm chí, chúng còn là nguyên nhân gây viêm tắc ruột và ống mật. Khi nang ấu trùng sán lá phổi có thể gãy vỡ thành mạch máu ở phổi với biểu hiện người bệnh ho ra máu.
Dị ứng: Giun sán ký sinh có thể gây dị ứng với nhiều mức độ khác nhau, nặng hơn có thể gây phù nề. Ngoài ra, vẫn còn những tác hại nghiêm trọng hơn tuỳ theo loại giun sán.
Vì thế, tẩy giun định kỳ và xét nghiệm giun sán ở những người nguy cơ cao là cách giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe mỗi chúng ta.
Xét Nghiệm Giun Sán như thế nào?
Các loại xét nghiệm giun sán phổ biến hiện nay được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán tình trạng nhiễm giun sán ở người bao gồm 2 xét nghiệm chính là xét nghiệm máu và xét nghiệm phân. Cụ thể như sau:
Xét Nghiệm Máu: Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm tìm kiếm sự hiện diện kháng thể của ký sinh trùng trong máu của bệnh nhân. Trường hợp xét nghiệm máu cho kết quả dương tính với kháng thể ký sinh trùng, thì có nghĩa là người bệnh nhiễm giun sán. Ngược lại, kết quả xét nghiệm giun sán âm tính thì người này hoàn thành khoẻ mạnh, không bị nhiễm giun sán.
Xét Nghiệm Phân: Xét nghiệm phân là xét nghiệm điển hình tiếp theo, có giá trị trong chẩn đoán giun sán. Thông qua việc tìm trứng giun sán trong mẫu phân người sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.
Xét Nghiệm Giun Sán Khác: Bên cạnh xét nghiệm giun sán thông qua xét nghiệm soi phân tìm ký sinh trùng hoặc xét nghiệm máu thì vẫn có một số cách xét nghiệm giun sán khác. Dựa vào những loại giun sán khác nhau, bác sĩ sẽ có chỉ định xét nghiệm phù hợp. Ví dụ, trường hợp nghi ngờ có ấu trùng giun lươn, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm dịch màng phổi hoặc thông qua nội soi trong để tìm vị trí giun sán bị lạc chỗ, thường từ ruột non chuôi lên.
Phương pháp siêu âm phát hiện giun sán
Ngoài ra, một số phương pháp chẩn đoán khác được áp dụng để tìm kiếm giun sán trong cơ thể người điển hình là: Siêu âm, chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính (CT- Scanner). Trong đó, siêu âm chính là kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhất vào giai đoạn đầu của bệnh. Đây đều là những phương pháp có độ an toàn cao, với kết quả chính xác, thường được áp dụng trong những trường hợp chẩn đoán bệnh giun chui ống mật, sán chó, sán lá gan, bị viêm gan do amip...
Đối với phương pháp chụp X quang, chụp CT thường được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân có những biểu hiện cho thấy bệnh đã tiến triển ở mức độ nghiêm trọng hơn. Lúc này, bệnh có thể gây biến chứng lên não bộ, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh. Theo đó, chi phí của những phương pháp này cũng sẽ tốn kém hơn so với các xét nghiệm khác.
Cần xét nghiệm giun sán định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bệnh
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, để chủ động phòng bệnh và phát hiện sớm bệnh, chúng ta nên tiến hành xét nghiệm giun sán định kỳ mỗi năm từ 1 – 2 lần, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì đây là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, vẫn chưa có ý thức bảo vệ cơ thể trong vấn đề vệ sinh hằng ngày.
Những hậu quả nghiêm trọng do giun sán gây ra ở trẻ nhỏ cha mẹ cần chú ý đó chính là kém tiếp thu, khả năng tập trung, tư duy kém, suy dinh dưỡng, còi xương. Vì thế, chủ động phòng bệnh và đưa trẻ đi thăm khám khi có biểu hiện nghi ngờ là rất quan trọng.
Trường hợp chỉ định Xét nghiệm Giun Sán
Xét nghiệm giun sán có thể được chỉ định trong trường hợp cần kiểm tra tầm soát giun, hoặc ở những người có nguy cơ mắc bệnh cao như sau:
- Trẻ em đang trong độ tuổi đi học thường có tỷ lệ nhiễm giun sán rất cao.
- Phụ nữ mang thai và trong giai đoạn nuôi con nhỏ.
- Người có thói quen ăn đồ sống, tái như các món gỏi, thường ăn thức ăn bên ngoài, không chắc chắn về nguồn gốc, xuất xứ hay điều kiện an toàn thực phẩm.
- Tính chất công việc: Người làm việc trong môi trường nguy cơ cao như nuôi trồng thuỷ hải sản, công trình hầm mỏ, nhân viên vệ sinh.
- Bên cạnh đó, khi có những dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ nhiễm giun sán, người bệnh cũng nên đến bệnh viện để được kiểm tra sức khoẻ và điều trị kịp thời.
Các câu hỏi thường gặp về Xét nghiệm Giun Sán
Xét nghiệm giun sán có cần nhịn ăn không?
Thông thường xét nghiệm giun sán không cần phải nhịn ăn, có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết nhất theo từng trường hợp cụ thể.
Xét nghiệm giun sán ở đâu?
Hiện nay tại GIA LAI nếu mọi người có nhu cầu xét nghiệm GIUN SÁN có thể đến trực tiếp PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SYSMED PHÙ ĐỔNG. Địa chỉ: 02A Phù Đổng - Pleiku - Gia Lai để được tư vấn và làm xét nghiệm cụ thể.
Đến với phòng khám Đa khoa SYSMED PHÙ ĐỔNG, mọi người sẽ được Bác sĩ tư vấn trước và sau xét nghiệm, lấy máu 1 lần có thể xét nghiệm hết được 11 loại ký sinh trùng trong máu.
Xét nghiệm giun sán bao lâu thì xong?
Với trang thiết bị xét nghiệm hiện đại, mỗi bệnh nhân xét nghiệm chỉ tốn hơn 2h là có thể nhận kết quả xét nghiệm Giun Sán
Hệ Thống Y Tế GEM
- Web: benhvienmatgialaikontum.com
- Web: https://medilabgialai.com
- Hotline: ☎ 0978111179
🏥 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SYSMED PHÙ ĐỔNG
Địa chỉ: 02A Phù Đổng - Tp. Pleiku - Tỉnh Gia Lai
☎ Tổng đài: 0269 3830379 | 034 8551119
032 9340511 | 088 8572339
🏥 BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ SÀI GÒN - GIA LAI
Địa chỉ: 126 Wừu - Phường IaKring - TP.Pleiku - Gia Lai
☎ 0269 365 6666 - 0977 789 625
🏥 BỆNH VIỆN MẮT KON TUM
Địa chỉ: 33 Triệu Việt Vương - P. Thống Nhất - Tp. Kon Tum - Tỉnh Kon Tum
Giờ làm việc: 7h 30 - 19h ( Thứ 2 - Chủ Nhật)
Có thể bạn quan tâm
Địa chỉ khám sức khoẻ Lái Xe Uy Tín tại Gia Lai - Sysmed Phù Đổng
Quy trình Khám Sức Khoẻ Lái Xe tại Phòng khám Đa Khoa Sysmed Phù Đổng | Địa chỉ: 02A Phù Đổng - Tp. Pleiku - Tỉnh Gia Lai | Hotline ☎ 0978 111 179
[GIA LAI] Khám sức khoẻ xin việc ở đâu nhanh chóng - thuận tiện? - Sysmed Phù Đổng
GIẤY KHÁM SỨC KHOẺ để bổ sung để vào hồ sơ xin việc là một loại giấy tờ không thể thiếu trong quá trình làm hồ sơ. Qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ sức khỏe của bạn có phù hợp với công việc hay không. Vậy khi đi khám sức khỏe xin việc thường sẽ khám các danh mục nào, cần chuẩn bị những gì và đâu là cơ sở y tế có thể cung cấp giấy khám sức khỏe đạt chuẩn? Hãy cùng Sysmed Phù Đổng tìm hiểu về vấn đề này nhé.