Hotline: 0978 111 179
Tin tức› Nội Soi Đại Tràng: Phương Pháp Chẩn Đoán và Điều Trị Hiệu Quả

Nội Soi Đại Tràng: Phương Pháp Chẩn Đoán và Điều Trị Hiệu Quả

Nội soi đại tràng là phương pháp đưa ống nội soi mềm với đường kính khoảng 1cm từ hậu môn đi ngược lên đại tràng và manh tràng (vùng tiếp nối giữa ruột non và ruột già) để quan sát toàn bộ đại tràng.

Qua hình ảnh thu được từ thiết bị nội soi, bác sĩ có thể phát hiện được những tổn thương trong đường ruột như các vùng viêm loét, chảy máu, polyp, khối u… (1)

Tại PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SYSMED PHÙ ĐỔNG có hai phương pháp nội soi đại tràng đang được áp dụng phổ biến là:

Nội soi thường (không gây mê):

  • Phương pháp nội soi thường (phương pháp truyền thống) có ưu điểm là chi phí thấp, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện.
  • Tuy nhiên, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu
  • Nguy hiểm là nhiều trường hợp người bệnh ngọ nguậy, thay đổi tư thế khi đang nội soi dẫn đến tổn thương lòng đại tràng.
  • Có nhiều trường hợp người bệnh quá khó chịu, đau đớn, gây áp lực khiến bác sĩ phải kết thúc nội soi sớm, dễ làm bỏ sót tổn thương.

Nội soi gây mê:

  • Trong khi đó, nội soi đại tràng có gây mê khắc phục những nhược điểm của phương pháp truyền thống, giảm bớt khó chịu cho bệnh nhân.
  • Thời gian gây mê ngắn 10 – 15 phút, 3 – 5 phút sau khi nội soi bệnh nhân có thể tỉnh lại và không đau.
  • Kỹ thuật này giúp việc nội soi diễn ra dễ dàng.
  • Trong trường hợp cần can thiệp cắt polyp, cầm máu, lấy dị vật…, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thuận lợi và chính xác hơn.

Dù vậy, điểm hạn chế của phương pháp này là làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng do thuốc mê gây ra. Do đó, trước khi gây mê, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây mê khám để đảm bảo giảm thiểu tối đa tai biến.

Tại sao phải NỘI SOI ĐẠI TRÀNG

bv

Nội soi đại tràng có thể được thực hiện nhằm mục đích:

  • Chẩn đoán các bệnh lý đường ruột: Nội soi có thể giúp bác sĩ nhận định và chẩn đoán bệnh lý gây ra các triệu chứng bất thường đường tiêu hóa như đau bụng, táo bón mãn tính, tiêu chảy mãn tính, đi ngoài ra máu…
  • Tầm soát ung thư và các bệnh lý khác đường tiêu hóa:
  • Nội soi là phương pháp hiệu quả nhất để tầm soát ung thư đại trực tràng và phát hiện các polyp đại trực tràng.
  • Polyp đại trực tràng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đi ngoài ra máu và hóa ác thành ung thư. Hội phẫu thuật viên Hoa Kỳ (American College of Surgeons) ước tính rằng 90% các khối u hoặc polyp có thể được phát hiện thông qua các cuộc nội soi đại tràng.
  • Điều trị các vấn đề đại trực tràng: Kỹ thuật nội soi có thể được sử dụng để cắt polyp, lấy dị vật, cầm máu, nong chỗ hẹp, điều trị xoắn đại tràng, điều trị trĩ…
  • Theo dõi bệnh lý đại trực tràng: Nội soi có thể được thực hiện để theo dõi sau điều trị

Ví dụ: Sau khi cắt polyp, nếu polyp lành tính, người bệnh thường được chỉ định soi kiểm tra sau 3 năm, sau đó cứ 5 năm một lần.

Bên cạnh đó, việc nội soi cũng là phương pháp hữu hiệu để theo dõi diễn tiến bệnh, chẳng hạn trường hợp người bệnh bị viêm đại tràng có loạn sản nặng, cần nội soi đại tràng định kỳ để theo dõi và có phương án điều trị kịp thời.

Các trường hợp chỉ định nội soi đại tràng?

Nội soi đại tràng thường được chỉ định cho các trường hợp sau đây:

  • Người bệnh gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng bất thường như đau bụng không rõ nguyên nhân, có máu trong phân, đi ngoài phân đen, rối loạn đại tiện, thiếu máu nhược sắc…
  • Người bệnh bị viêm đường ruột, viêm loét đại trực tràng
  • Người bệnh có những bất thường không rõ trên phim chụp X – quang hoặc chụp cắt lớp vi tính đại tràng
  • Người bệnh có các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng như người có tiền sử polyp hoặc ung thư đại trực tràng trước đây, người có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng, người bị viêm đại tràng có loạn sản nặng…
  • Người khỏe mạnh trên 40 tuổi có nhu cầu soi đại tràng để kiểm soát và phát hiện ung thư sớm.

Quy trình thực hiện nội soi đại tràng

Quy trình nội soi đại tràng bao gồm 3 giai đoạn chính:

  • Trước khi nội soi.
  • Trong khi nội soi.
  • Sau khi nội soi.

Cụ thể, mỗi giai đoạn sẽ được tiến hành như sau:

1. Trước khi nội soi đại tràng

  • Bác sĩ tiến hành thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết trước khi nội soi đại tràng.
  • Người bệnh cần trình bày rõ với bác sĩ về tiền sử bệnh lý và các loại thuốc đang sử dụng.
  • Người bệnh cũng cần thông báo với bác sĩ nếu bản thân đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.
  • Đây là bước bắt buộc phải có trước khi nội soi, tuy vậy nhiều cơ sở y tế bỏ qua bước này.
  • Nếu người bệnh có những bệnh nền nghiêm trọng, đang sử dụng thuốc chống đông máu mà bác sĩ không kiểm tra và không biết, khi can thiệp nội soi có thể xảy ra những biến chứng nghiêm trọng.
  • Khi được chỉ định nội soi, người bệnh được phát thuốc và hướng dẫn cách dùng thuốc để làm sạch đại tràng.
  • Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngưng một số loại thuốc đang sử dụng (thuốc sắt, thuốc chống đông máu, thuốc trị tiểu đường…) trước và trong ngày nội soi.
  • Chuẩn bị nội soi đại tràng trước 1 ngày, người bệnh cần tránh ăn những thức ăn rắn, chỉ ăn lỏng và các thực phẩm ít chất xơ, tránh uống các loại nước có màu.
  • Không ăn hay uống bất cứ thứ gì trước khi nội soi 2 tiếng.
  • Trường hợp nội soi đại tràng có gây mê, bệnh nhân cần nhịn ăn 12 giờ trước khi nội soi và cần có người nhà đi theo để chăm sóc sau khi nội soi xong.

ảnh bài viết 2

2. Trong quá trình nội soi

  • Người bệnh được hướng dẫn nằm nghiêng bên trái, chân co lại cao lên gần tới bụng.
  • Đối với nội soi thường, bác sĩ sẽ tiêm tĩnh mạch thuốc giảm đau và thuốc gây tê để hạn chế sự khó chịu trong quá trình nội soi.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào đại tràng từ hậu môn rồi thực hiện bơm hơi vào đại tràng để đại tràng phồng lên, giúp việc quan sát trở nên dễ dàng hơn.
  • Trong quá trình nội soi, người bệnh có thể thấy khó chịu, đau tức bụng.
  • Bệnh nhân không nên quá lo sợ mà cần giữ bình tĩnh, nằm im, hít thở sâu. Cảm giác khó chịu này sẽ biến mất sau khi nội soi kết thúc.
  • Trường hợp nội soi có gây mê, người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây mê qua đường tĩnh mạch để gây mê toàn thân. Vì nội soi được thực hiện khi cơ thể đang trong trạng thái “ngủ” nên người bệnh hoàn toàn không thấy khó chịu, đau đớn trong quá trình nội soi.
  • Quá trình nội soi đại tràng thường diễn ra trong 30 – 60 phút, tùy theo tình trạng cụ thể của từng người bệnh.

3. Sau khi NỘI SOI

  • Người bệnh được đưa đi nghỉ ngơi, thư giãn đến khi tình trạng khó chịu ở bụng thuyên giảm.
  • Các triệu chứng sau nội soi đại tràng có thể gồm cảm giác đau âm ỉ ở bụng, chướng bụng, muốn đi ngoài nhưng không đi được.
  • Nếu có cắt polyp hoặc sinh thiết thì có thể thấy dải máu nhỏ trong phân. Đây là những triệu chứng bình thường và sẽ nhanh chóng biến mất, vì vậy người bệnh không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu nhiều…, người bệnh nên ở lại bệnh viện để được theo dõi.

Bác sĩ trả kết quả nội soi, kê thuốc và hẹn tái khám (nếu cần) và hướng dẫn cách ăn uống, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. (2)

4. Đọc kết quả nội soi đại tràng

4.1 Nếu kết quả nội soi bình thường

Bác sĩ có thể loại trừ các triệu chứng mà người bệnh gặp phải là do các bệnh lý ở đại trực tràng, chuyển hướng chẩn đoán, điều trị qua các khả năng khác.

Đối với những người nội soi đại tràng tầm soát ung thư sớm, với kết quả nội soi bình thường, người bệnh có thể tạm thời yên tâm.

Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tần suất tầm soát cũng như cách ăn uống, sinh hoạt để phòng ngừa các bệnh lý tiêu hóa.

4.2 Nếu kết quả nội soi không bình thường

Dựa vào những phát hiện thông qua quá trình nội soi, bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị cụ thể cho người bệnh.

Chẳng hạn, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết để xác định bản chất tổn thương, cắt polyp qua nội soi, cầm máu vết loét, thắt búi trĩ, lấy dị vật…

5. Biến chứng có thể gặp sau khi thực hiện nội soi đại tràng

Mặc dù nội soi đại tràng là thủ thuật khá an toàn nhưng nó vẫn tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, bao gồm:

  • Đau bụng, đầy hơi, khó chịu vùng bụng
  • Đầy bụng, hơi đau và căng vùng bụng là triệu chứng phổ biến sau nội soi đại tràng
  • Cảm giác đau bụng, đầy hơi hoặc khó chịu vùng bụng là những tác dụng phụ phổ biến nhất của nội soi đại tràng.
  • Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ bơm hơi vào đại tràng để nhìn rõ hơn các chi tiết niêm mạc ruột, đồng thời sẽ đưa thiết bị nội soi và di chuyển nó trong lòng cơ quan này.
  • Điều này khiến bạn có cảm giác đầy bụng, đau nhẹ và khó chịu trong thời gian ngắn.

Tất cả những cảm giác này sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng 1 – 2 ngày sau nội soi.

noi-soi-dai-trang1

Chảy máu sau nội soi

Trong một số trường hợp, nếu bác sĩ có tiến hành sinh thiết hoặc cắt bỏ polyp đại trực tràng, người bệnh có thể thấy máu chảy từ trực tràng hoặc máu lẫn trong phân sau khi nội soi. ( Triệu chứng này thường chỉ kéo dài khoảng một vài ngày đầu, do đó, bệnh nhân không nên quá hoang mang, lo lắng.)

Tuy nhiên, nếu máu chảy không ngừng hoặc chảy nhiều máu, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra.

* Lưu ý là một số loại thuốc như aspirin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Do đó, người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu có dùng những loại thuốc này trước khi tiến hành nội soi.

  • Phản ứng xấu với thuốc mê

Một số người bệnh có triệu chứng rùng mình, run rẩy khi thức dậy sau nội soi đại tràng có gây mê.

Rất hiếm trường hợp xảy ra các tai biến nặng như trụy tim mạch, suy hô hấp do phản ứng với thuốc gây mê. Để đảm bảo an toàn, trước khi tiến hành gây mê, bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm cần thiết.

  • Nhiễm trùng

Sử dụng dụng cụ nội soi chung có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn E. coli, Klebsiella, Enterobacter…, virus viêm gan B, viêm gan C,…

  • Rách hoặc thủng đại tràng

Trường hợp dụng cụ nội soi gây xây xước mạnh, rách hoặc thủng đại tràng là rất hiếm xảy ra (0,14 – 0,2%). Nguyên nhân gây thủng có thể liên quan đến dính sau mổ, viêm loét nặng, hẹp đại tràng, bác sĩ ít kinh nghiệm…

Tỷ lệ xảy ra tai biến sau khi nội soi đại tràng là rất thấp, tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan mà cần theo dõi các triệu chứng. Nếu có các biểu hiện như đau bụng dữ dội, sốt, chóng mặt, nôn mửa, chảy máu trực tràng hoặc đi ngoài ra máu thường xuyên, gặp vấn đề khi trung tiện…, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Nên ăn gì và kiêng gì sau khi nội soi đại tràng?

Nắm được những lưu ý trong chế độ ăn sau nội soi sẽ giúp bệnh nhân hạn chế các triệu chứng khó chịu, giúp đại tràng ổn định sớm và chăm sóc sức khỏe đường ruột tốt hơn:

1. Các thực phẩm nên ăn sau nội soi

Sau đây là một số loại thực phẩm người bệnh nên ăn sau nội soi đại tràng:

Các món ăn mềm, dễ tiêu như cháo loãng, canh, soup. Lưu ý để cháo/ canh/ súp nguội bớt, chỉ còn hơi âm ấm trước khi ăn.

Đồng thời trong quá trình chế biến cũng không nên nêm nếm quá nhiều gia vị để tốt hơn cho hoạt động của đường ruột.

Trứng gà: Giúp bổ sung vitamin A, E, D, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau nội soi

Một số loại trái cây: Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa. Lưu ý không nên chọn những loại quả có vị chua vì có thể gây kích thích, ảnh hưởng tới đại tràng trong quá trình phục hồi.

2. Các thực phẩm không nên ăn sau nội soi

  • Bệnh nhân sau khi nội soi đại tràng nên tránh những thực phẩm sau:
  • Thức ăn cứng, khó tiêu hóa
  • Đồ ăn cay, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
  • Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh
  • Rượu bia, đồ uống có gas, cà phê, trà đặc, thuốc lá hay chất kích thích.
  • Các câu hỏi về nội soi đại tràng thường gặp

-------------------------------------------------------

1. Nội soi đại tràng mất bao nhiêu lâu?

Thời gian nội soi sẽ kéo dài từ 30 – 60 phút, tùy vào từng trường hợp nội soi khó hay dễ, có làm thêm các thủ thuật như cắt polyp, cầm máu, sinh thiết, nong hẹp đại tràng… hay không.

2. Nội soi đại tràng có đau không?

  • Trong đa số trường hợp, nội soi đại tràng không gây đau.
  • Người bệnh chỉ cảm thấy hơi khó chịu, căng tức vùng bụng trong quá trình nội soi, điều này sẽ biến mất sau khi soi xong.

Tuy nhiên, khả năng chịu đau của mỗi người là khác nhau.

Nếu người bệnh nhạy cảm, họ có thể cảm thấy sợ và đau khi nội soi.

Lúc này, phương án tốt nhất là lựa chọn nội soi gây mê không đau.

Ở phương pháp này, người bệnh được gây mê toàn thân nên hoàn toàn không hề cảm thấy đau đớn.

3. Trường hợp nào không nên nội soi đại tràng?

Để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện, phương pháp nội soi ít khi được chỉ định cho các người hợp bệnh nhân bị suy tim mạch, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi; bệnh nhân bị thủng đại tràng hoặc nghi ngờ thủng ruột, tắc ruột; bệnh nhân bị nhiễm độc tiêu hóa, viêm loét kết tràng nhiễm độc; bệnh nhân vừa phẫu thuật đường ruột hoặc mới xạ trị vùng bụng/khoang chậu; bệnh nhân là phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ…

4. Nên gây tê hay gây mê khi thực hiện nội soi đại tràng?

Người bệnh sẽ được gây tê khi nội soi đại tràng theo phương pháp truyền thống và gây mê khi nội soi đại tràng theo phương pháp nội soi gây mê không đau.

Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng.

Việc nên thực hiện thủ thuật nào sẽ cần tuân theo hướng dẫn và chỉ định cụ thể của bác sĩ.

* Nội soi đại tràng được xem là lựa chọn hiệu quả nhất trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đại trực tràng.

Không những thế, đây còn là cách giúp người bệnh tầm soát, phát hiện sớm những tổn thương nghi ngờ ung thư, từ đó có phương pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả.

* Không cần phải đến lúc có bệnh mới đi khám chữa, bạn hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách nội soi đại tràng định kỳ và xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học.

333970536_1197350077839943_6211172498699546703_n

Hình ảnh: Máy nội soi tiêu hoá

Địa chỉ nội soi tiêu hoá uy tín PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SYSMED PHÙ ĐỔNG là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng cao để bạn lựa chọn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SYSMED PHÙ ĐỔNG với kinh nghiệm của Bác sỹ Trưởng Khoa NGUYỄN NGỌC TUẤN  chuyên khoa II Nội Tiêu Hoá  trên 40 năm, tạo nên sự uy tín, chất lượng trong khám chữa bệnh.

Địa chỉ: 02A Phù Đổng - Tp. Pleiku - Gia Lai

Khoa lâm sàng: Cấp cứu 24/24

Nội tổng quát, Nội tiêu hoá, Nội tiết niệu, Nội tim mạch., Nội thần kinh, Nôi hô hấp ...

Khoa Nhi, Sản, Ngoại, Tai Mũi Họng, RHM, Mắt, Da Liễu, Y học cổ truyền / PHCN

Trung tâm Tiêm Chủng Vac Xin CHẤT LƯỢNG CAO

Khoa Cận lâm sàng:

Trung Tâm XÉT NGHIỆM Y KHOA, Khoa Nội Soi, Siêu Âm, Điện Tim, XÉT NGHIỆM, X - Quang, Điện Não, CT-Scan, MRI

Địa chỉ: 02A Phù Đổng - Tp. Pleiku - Tỉnh Gia Lai

Tổng Đài: 0269 3830379 | 034 8551119 | 032 9340511

Hotline: 0978111179

Giờ Làm Việc:

  • Buổi Sáng: 7h30’ - 12h
  • Buổi Chiều: 13h - 16h30’

Giờ KCB BHYT:

  • Buổi Sáng: 7h30-12h
  • Buổi Chiều: 13h - 16h30

Chăm sóc sức khỏe định kỳ và tầm soát nguy cơ là quan trọng để giảm thiểu nguy cơ tim mạch và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Mức độ nguy hiểm của bệnh GIUN SÁN đối với Sức Khỏe

Mức độ nguy hiểm của bệnh GIUN SÁN đối với Sức Khỏe

Hầu hết nhiều người bị ngứa, nổi mề đay, mất ngủ, đau đầu thì hay nghĩ tới nguyên nhân là bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài như thực phẩm, bụi bẩn, lông chó, hóa chất mà không nghĩ đến nguyên nhân có thể mắc phải là bị nhiễm ký sinh trùng GIUN SÁN, đặc biệt là sán chó.

Xem chi tiết 

Địa chỉ khám sức khoẻ Lái Xe Uy Tín tại Gia Lai - Sysmed Phù Đổng

Địa chỉ khám sức khoẻ Lái Xe Uy Tín tại Gia Lai - Sysmed Phù Đổng

Quy trình Khám Sức Khoẻ Lái Xe tại Phòng khám Đa Khoa Sysmed Phù Đổng | Địa chỉ: 02A Phù Đổng - Tp. Pleiku - Tỉnh Gia Lai | Hotline ☎ 0978 111 179

Xem chi tiết 

[GIA LAI] Khám sức khoẻ xin việc ở đâu nhanh chóng - thuận tiện? - Sysmed Phù Đổng

[GIA LAI] Khám sức khoẻ xin việc ở đâu nhanh chóng - thuận tiện? - Sysmed Phù Đổng

GIẤY KHÁM SỨC KHOẺ để bổ sung để vào hồ sơ xin việc là một loại giấy tờ không thể thiếu trong quá trình làm hồ sơ. Qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ sức khỏe của bạn có phù hợp với công việc hay không. Vậy khi đi khám sức khỏe xin việc thường sẽ khám các danh mục nào, cần chuẩn bị những gì và đâu là cơ sở y tế có thể cung cấp giấy khám sức khỏe đạt chuẩn? Hãy cùng Sysmed Phù Đổng tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Xem chi tiết 

Tìm đường Chat Zalo Gọi ngay Messenger Khuyến mãi