Hầu hết nhiều người bị ngứa, nổi mề đay, mất ngủ, đau đầu thì hay nghĩ tới nguyên nhân là bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài như thực phẩm, bụi bẩn, lông chó, hóa chất mà không nghĩ đến nguyên nhân có thể mắc phải là bị nhiễm ký sinh trùng GIUN SÁN, đặc biệt là sán chó.
LỴ AMIP – CẢNH GIÁC VỚI KÝ SINH TRÙNG ÂM THẦM GÂY HẠI
Lỵ amip là bệnh lý do ký sinh trùng Entamoeba histolytica gây ra, chủ yếu ký sinh ở đại tràng.
Phần lớn người nhiễm không có triệu chứng rõ ràng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển mạn tính và gây biến chứng nghiêm trọng.
Nguồn lây chính:
• Phân người nhiễm bệnh
• Thức ăn, nước uống bị ô nhiễm
• Tay bẩn, ruồi nhặng làm trung gian truyền bệnh
DỊCH TỄ & ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN
• Phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển
• Lây lan âm thầm, kéo dài qua đường thực phẩm – môi trường – vệ sinh kém
• Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm còn cao, nhất là ở trẻ nhỏ và người dân vùng nông thôn
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA LỴ AMIP
Thể lâm sàng:
• Người lành mang trùng
• Lỵ amip cấp
• Lỵ amip mạn tính
Triệu chứng điển hình
• Đau quặn bụng theo cơn, dọc khung đại tràng
• Mót rặn, buốt hậu môn sau khi đi ngoài
• Tiêu chảy phân nhầy – máu (tách rời, không lẫn)
• Không sốt (trừ trẻ nhỏ)
• Dễ nhầm với lỵ trực trùng
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA LỴ AMIP :
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây:
• Viêm loét đại tràng – thủng ruột – viêm phúc mạc
• Áp xe gan → có thể vỡ vào phổi, gây viêm màng phổi
• Ameboma (u giả): gây tắc/hẹp ruột
• Polyp đại tràng, viêm ruột thừa do amip
• Trĩ, sa trực tràng (do rặn kéo dài)
• Viêm đại tràng hoại tử
• Suy dinh dưỡng, kém hấp thu, thiếu máu kéo dài
CHẨN ĐOÁN LỴ AMIP
Lâm sàng:
Dựa vào triệu chứng lỵ + yếu tố dịch tễ
Cận lâm sàng:
• Soi phân tươi trong vòng 1 giờ → tìm thể Magna
• Elisa phát hiện kháng nguyên
• Nội soi đại tràng (nếu cần)
• Siêu âm, CT: đánh giá biến chứng
ĐIỀU TRỊ LỴ AMIP
Thuốc diệt amip:
• Metronidazole: 7–10 ngày
• Tinidazole: 3–5 ngày
• Paromomycin, Iodoquinol, Diloxanide furoate: diệt kén bổ sung
Điều trị triệu chứng:
• Giảm đau, chống co thắt: Nospa, Atropin
• Se niêm mạc ruột: Bismuth, Smecta
• Kháng sinh phối hợp khi có áp xe gan/phổi
Ngoại khoa:
• Chọc hút – dẫn lưu ổ áp xe gan lớn
• Phẫu thuật khi có thủng ruột, viêm phúc mạc
PHÒNG NGỪA LỴ AMIP
Rửa tay với xà phòng trước khi ăn & sau khi đi vệ sinh
Ăn chín, uống sôi – không dùng rau sống, nước lã
Vệ sinh nhà cửa, nhà vệ sinh sạch sẽ
Không dùng phân tươi trong nông nghiệp
Xét nghiệm định kỳ cho người thân của bệnh nhân lỵ amip
Người làm bếp không được làm việc nếu nhiễm amip cho tới khi khỏi hoàn toàn
XÉT NGHIỆM GIUN SÁN – PHÁT HIỆN KÝ SINH TRÙNG NGUY HIỂM
LỴ AMIP có thể âm thầm, nhưng BIẾN CHỨNG thì rất khó lường!
Đến ngay Phòng khám Đa khoa Sysmed Phù Đổng để được:
Xét nghiệm Entamoeba histolytica chính xác
Điều trị theo phác đồ cá nhân hóa
Tầm soát áp xe gan do amip bằng siêu âm
Phòng ngừa lây lan trong cộng đồng
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SYSMED PHÙ ĐỔNG
Địa chỉ: 02A Phù Đổng, TP. Pleiku, Gia Lai
Hotline: 0269 3830379 | 034 8551119 | 032 9340511
Website: www.phongkhamdakhoasysmed.com
Giờ làm việc:
• Sáng: 7h30 – 12h00
• Chiều: 13h00 – 16h30 (Thứ 2 – Chủ Nhật)
Cấp cứu 24/24 – Áp dụng khám BHYT
Có thể bạn quan tâm
Địa chỉ khám sức khoẻ Lái Xe Uy Tín tại Gia Lai - Sysmed Phù Đổng
Quy trình Khám Sức Khoẻ Lái Xe tại Phòng khám Đa Khoa Sysmed Phù Đổng | Địa chỉ: 02A Phù Đổng - Tp. Pleiku - Tỉnh Gia Lai | Hotline ☎ 0978 111 179
[GIA LAI] Khám sức khoẻ xin việc ở đâu nhanh chóng - thuận tiện? - Sysmed Phù Đổng
GIẤY KHÁM SỨC KHOẺ để bổ sung để vào hồ sơ xin việc là một loại giấy tờ không thể thiếu trong quá trình làm hồ sơ. Qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ sức khỏe của bạn có phù hợp với công việc hay không. Vậy khi đi khám sức khỏe xin việc thường sẽ khám các danh mục nào, cần chuẩn bị những gì và đâu là cơ sở y tế có thể cung cấp giấy khám sức khỏe đạt chuẩn? Hãy cùng Sysmed Phù Đổng tìm hiểu về vấn đề này nhé.