Hầu hết nhiều người bị ngứa, nổi mề đay, mất ngủ, đau đầu thì hay nghĩ tới nguyên nhân là bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài như thực phẩm, bụi bẩn, lông chó, hóa chất mà không nghĩ đến nguyên nhân có thể mắc phải là bị nhiễm ký sinh trùng GIUN SÁN, đặc biệt là sán chó.
Khi nào nên nghĩ tới việc xét nghiệm bệnh LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC? (Lậu, sùi mào gà, Giang Mai, HIV...) - Sysmed Phù Đổng
Các bệnh lây qua đường tình dục (Lậu, HIV, Giang Mai...) là những bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc virus gây nên. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, tinh dịch, dịch âm đạo, hoặc các chất dịch cơ thể khác. Bệnh còn có khả năng lây từ mẹ sang con, lây qua truyền máu, sử dụng chung bơm kim tiêm. Vì vậy, việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh là một việc làm cần thiết, đặc biệt là những người trong độ tuổi quan hệ tình dục mạnh.
NHẬN TƯ VẤN NGAY
I. Các loại bệnh lây qua đường tình dục
1. Bệnh lậu:
Bệnh lậu là một bệnh xã hội khá phổ biến hiện nay, gây ra bởi vi khuẩn có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae. Đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung người phụ nữ; mắt, miệng, hậu môn và nhất là trong đường niệu đạo của nam giới. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây nhiễm trùng nặng và vô sinh ở cả phụ nữ và nam giới.
Ở nam giới, các dấu hiệu của bệnh thường bắt đầu từ 2 - 5 ngày sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh. Ở phụ nữ, các dấu hiệu thường không xuất hiện trong nhiều tuần hoặc thậm chí hàng tháng.
2. Giang mai:
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng kinh diễn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Đây là bệnh lây qua đường tình dục rất nguy hiểm, do vi khuẩn gây ra, có khả năng lây lan rất nhanh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây biến chứng tại tim, động mạch chủ, não, mắt, và xương, và có thể gây tử vong.
Hình ảnh lâm sàng của bệnh giang mai rất đa dạng, phong phú tùy theo từng giai đoạn của bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rất khó phân biệt với các bệnh khác. Các thương tổn thường xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần bị lây.
3. Mụn rộp sinh dục:
Là một loại bệnh STI do một loại vi-rút gây ra, bệnh tồn tại suốt đời trong cơ thể, và có thể lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh. Nó tạo ra các vết loét trên bộ phận sinh dục, trong miệng, hạch, bẹn sưng to, đau.
4. Sùi mào gà (bệnh mồng gà):
Sùi mào gà (SMG) (genital warts) hay còn gọi là hạt cơm sinh dục, mụn cóc sinh dục là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do HPV (Human Papilloma virus – virus sinh u nhú ở người) gây ra. Đây là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất. Bệnh thường gặp ở nam và nữ, bệnh có khả năng lây nhiễm mạnh và rất khó điều trị triệt để.
5. Viêm gan vi B:
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Bệnh ảnh hưởng lớn đến hoạt động của gan, có thể gây nhiễm trùng gan thậm chí đe dọa đến tính mạng. Bệnh lây lan qua đường máu, qua chất dịch âm đạo, tinh dịch của người bị nhiễm vi rút. Đặc biệt, bệnh lây lan dễ dàng giữa người với người qua đường tình dục.
6. HIV
HIV là bệnh truyền nhiễm xã hội mang tính chất nguy hiểm cao. Bệnh được gây nên bởi virus có tên đầy đủ là Human Immunodeficiency Virus. Khi nhiễm phải loại virus này, cơ chế miễn dịch ở người sẽ bị suy giảm và dẫn tới những tác động nguy hiểm đối với sức khỏe.
Nguyên nhân lây nhiễm HIV có rất nhiều, tuy nhiên, con đường lây truyền chính của căn bệnh nguy hiểm này là do quan hệ tình dục thiếu an toàn, hoặc lây từ mẹ sang con khi trong quá trình mang thai. Vì nguy cơ lây nhiễm cao nên tỷ lệ người mắc HIV trong xã hội vẫn không ngừng tăng qua từng năm.
Giai đoạn đầu, bệnh sẽ phát triển âm thầm trong cơ thể người bị nhiễm. Chỉ khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sụt cân nhanh, người gầy gò, thường xuyên bị ốm, sốt cao, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể,... thì người bệnh mới có thể biết mình bị nhiễm HIV.
Làm xét nghiệm HIV là cách duy nhất để xác định chính xác rằng bạn đã nhiễm HIV hay chưa, nên nếu bạn là người thuộc nhóm có nguy cơ cao nhiễm HIV, bạn nên làm xét nghiệm HIV thường xuyên hơn.
Trường hợp bạn đã xét nghiệm và nhận được kết quả âm tính với HIV từ hơn một năm trước nhưng vẫn liên quan đến một trong những hoạt động dưới đây, bạn nên tiến hành xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt vì nguy cơ nhiễm virus HIV đã tăng lên:
- Bạn có quan hệ tình dục với người khác mà không dùng biện pháp bảo vệ;
- Bạn quan hệ tình dục qua đường hậu môn hay âm đạo với người dương tính HIV;
- Bạn có quan hệ tình dục với nhiều người khách nhau kể từ lần xét nghiệm HIV cuối cùng;
- Sử dụng chung bơm kim tiêm hay các vật dụng các nhân với người khác (bấm móng tay, dao cạo râu, …);
- Bạn đã được chẩn đoán hoặc đang điều trị cho một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác;
- Đã được chẩn đoán hoặc điều trị cho bệnh viêm gan hay bệnh lao.
> Với các trường hợp trên, bạn nên đi xét nghiệm HIV ít nhất một lần mỗi năm. Hoặc nếu bạn đang mang thai, hãy thông báo với bác sĩ khi xét nghiệm HIV và nhờ tư vấn các biện pháp có thể giúp bạn cũng như thai nhi không bị nhiễm HIV.
Virus HIV sau khi xâm nhập vào người sẽ bước vào giai đoạn ủ bệnh. Lúc này, cơ thể người bị nhiễm vẫn khỏe mạnh và chưa có dấu hiệu gì đặc biệt. Thông thường, sau khi nhiễm bệnh khoảng 2 tháng, cơ thể lúc này có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng của sốt, nổi hạch, phát ban trong một khoảng thời gian ngắn. Đôi khi, người bệnh sẽ hiểu nhầm về tình trạng bệnh và chỉ nghĩ là biểu hiện của việc cảm cúm bình thường.
Chính vì vậy, xét nghiệm HIV có kết quả chính xác nhất là thời điểm sau khi mắc bệnh 3 tháng.
- Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh, nên tiến hành xét nghiệm càng sớm càng tốt.
- Thời gian có kết quả Xét nghiệm sàng lọc sẽ có trong khoảng 2 giờ và kết quả khẳng định sẽ được trả sau 24 giờ.
- Việc xét nghiệm sớm sẽ mang đến cho các bạn kết quả chính xác.
- Từ đó có thể ngăn ngừa sự phát triển của virus hiệu quả hơn, giúp nâng cao sức khỏe.
II. Các dấu hiệu bạn nên nghĩ ngay đến các bệnh lây qua đường tình dục
1. Các dấu hiệu chung
- Có dấu hiệu loét hay mụn nước gần bộ phận sinh dục, miệng
- Tiểu buốt hoặc rát
- Hạch ở háng sưng lên
- Sốt, ớn lạnh, sưng họng, nóng sốt, nổi mẩn trên da, đau và sưng khớp xương
- Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường ở bộ phận sinh dục
- Người bệnh thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng, vàng da, vàng mắt, đau vùng gan bụng trên bên phải
Những dấu hiệu và triệu chứng trên có thể xuất hiện vài ngày sau khi tiếp xúc, cũng có thể mất nhiều năm trước khi bạn thấy bất cứ dấu hiệu đáng chú ý nào.
2. Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh ở NỮ
- Đau vùng bụng dưới
- Chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt
- Nóng rát hoặc ngứa xung quanh âm hộ
- Đau khi giao hợp
- Huyết trắng ra nhiều, màu đục hơn và có mùi hôi
3. Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm bệnh ở NAM
Nam giới có giọt mủ ở đầu dương vật vào mỗi buổi sáng khi thức dậy (bệnh lậu) ngoài các triệu chứng chung kể trên.
III. Khi nào thì cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra bệnh STDs/STIs?
- Giao hợp qua âm đạo, hậu môn hoăc miệng, không sử dụng bao cao su khi quan hệ.
- Dùng chung kim tiêm chích ma túy, giao hợp với người dùng chung kim tiêm.
- Cảm thấy bản thân bị phơi nhiễm hoăc có dấu hiêu STI.
IV. Các con đường lây truyền bệnh
- Quan hệ tình dục với người bị bệnh STI.
- Từ mẹ bị lây bệnh sang con trong thời gian mang thai, sinh con hoặc cho con bú.
- Truyền máu không an toàn.
- Lây truyền qua sinh hoạt hàng ngày: Dùng chung dao cạo, ống tiêm và bơm kim tiêm.
V. Phòng ngừa và điều trị bệnh lây qua đường tình dục bằng cách nào?
- Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh phải ngừng quan hệ tình dục để khám và điều trị chuyên khoa.
- Duy trì lối sống chung thủy với một vợ/một chồng, hạn chế có nhiều bạn tình.
- Tiêm phòng ngừa một số bệnh STI.
- Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục với người mình không biết rõ có bệnh hay không.
- Không uống rượu bia, sử dụng ma túy.
- Tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ.
- Tránh dùng chung các vật dụng có khả năng lây bệnh cao như dao cạo, ống tiêm và kim tiêm.
- Tiêm phòng vắc-xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc-xin được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi (đối với Gardasil) hoặc 10-25 tuổi (đối với Cevarrix), bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa và nên đi tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc-xin thường có hiệu quả kéo dài, chưa có khuyến cáo phải tiêm nhắc lại.
Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội của Hệ thống y tế GEM giúp khách hàng khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng xảy ra.
NHẬN TƯ VẤN NGAY
Để đặt lịch khám tại hệ thống y tế GEM khách hàng liên hệ các địa chỉ sau:
Hotline: 0978111179
BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ SÀI GÒN - GIA LAI
Địa chỉ: 126 Wừu - Phường IaKring - TP.Pleiku - Gia Lai
0269 365 6666 - 0977 789 625
BỆNH VIỆN MẮT KON TUM
Địa chỉ: 33 Triệu Việt Vương - P. Thống Nhất - Tp. Kon Tum - Tỉnh Kon Tum
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SYSMED PHÙ ĐỔNG
Địa chỉ: 02A Phù Đổng - Tp. Pleiku - Tỉnh Gia Lai
Tổng đài: 0269 3830379 - 034 8551119
032 9340511 - 088 8572339
⏰ Giờ làm việc: 7h30 - 19h hàng ngày
Có thể bạn quan tâm
Địa chỉ khám sức khoẻ Lái Xe Uy Tín tại Gia Lai - Sysmed Phù Đổng
Quy trình Khám Sức Khoẻ Lái Xe tại Phòng khám Đa Khoa Sysmed Phù Đổng | Địa chỉ: 02A Phù Đổng - Tp. Pleiku - Tỉnh Gia Lai | Hotline ☎ 0978 111 179
[GIA LAI] Khám sức khoẻ xin việc ở đâu nhanh chóng - thuận tiện? - Sysmed Phù Đổng
GIẤY KHÁM SỨC KHOẺ để bổ sung để vào hồ sơ xin việc là một loại giấy tờ không thể thiếu trong quá trình làm hồ sơ. Qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ sức khỏe của bạn có phù hợp với công việc hay không. Vậy khi đi khám sức khỏe xin việc thường sẽ khám các danh mục nào, cần chuẩn bị những gì và đâu là cơ sở y tế có thể cung cấp giấy khám sức khỏe đạt chuẩn? Hãy cùng Sysmed Phù Đổng tìm hiểu về vấn đề này nhé.